I. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ – PHÁT TRIỂN NHÀ CÀ MAU Công ty cổ phần Đầu tư - Phát triển nhà Cà Mau ( Công ty ) được thành lập ngày 06/7/2015, chính thức đi vào hoạt động ngày 22/7/2015 Công ty hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu sau:
- Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật đô thị. Đầu tư xây dựng phát triển các khu đô thị mới, chỉnh trang các khu đô thị;
- Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật đô thị, điện dân dụng. Thi công trạm biến áp có điện áp dưới 35KV;
- Khảo sát xây dựng, quy hoạch đô thị và nông thôn, điều tra hiện trạng nhà đất, lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng dự án;
- Kinh doanh nhà ở, bất động sản;
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng;
- Định giá, tư vấn, quảng cáo, đấu giá, quản lý và môi giới bất động sản.
II. SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC
III. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ
1. Phòng Hành chính - Nhân sự
a) Về công tác hành chính, văn thư và lưu trữ
- Soạn thảo các văn bản, các tài liệu hành chính lưu hành nội bộ Công ty cũng như gửi các cơ quan, các đơn vị bên ngoài;
- Xây dựng các quy trình, thủ tục, biểu mẫu phục vụ quản lý, điều hành nội bộ.
- Thực hiện công việc lễ tân khánh tiết, đón tiếp khách hàng ngày, tổ chức Đại hội, hội nghị, hội thảo, tiệc liên hoan cấp Công ty;
- Thực hiện công tác văn thư lưu trữ;
- Quản lý con dấu Công ty và các loại dấu tên, chức danh của cán bộ trong Công ty, cấp phát và quản lý theo chức năng các loại giấy giới thiệu, giấy đi đường, giấy điều động phương tiện của Công ty;
- Quản lý cấp phát văn phòng phẩm làm việc theo định mức quy định;
- Quan hệ với các cơ quan địa phương và các đơn vị liên quan trong các vấn đề liên quan đến Công ty về mặt hành chính;
- Chủ trì, phối hợp các phòng chuyên môn tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng quý, năm của Công ty;
b) Về công tác nhân sự, bộ máy tổ chức và đào tạo.
- Tham mưu về công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí, luân chuyển, thi đua, khen thưởng, kỷ luật nhân sự trong toàn Công ty theo đúng quy định của pháp luật và quy chế của Công ty;
- Hướng dẫn người lao động tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao hàng năm, tham mưu Ban Giám đốc xem xét, phê duyệt.
- Quản lý tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT theo đúng chính sách, chế độ pháp luật, quản lý hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm của CBCNV trong toàn Công ty.
c) Công tác trật tự, an ninh, vệ sinh môi trường.
- Tổ chức, quản lý theo dõi kiểm tra công tác tự vệ, bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa cháy, bảo hộ lao động, vệ sinh môi trường trong toàn Công ty;
d) Về công tác quản lý tài sản.
- Quản lý tài sản cố định, công cụ, dụng cụ: Nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị thi công, thiết bị dụng cụ quản lý, phương tiện vận tải toàn Công ty (tính toán nhu cầu, tổ chức mua sắm, phân phối, cấp phát, định mức sử dụng, bàn giao sử dụng, theo dõi quản lý, sửa chữa, thay thế…);
- Phối hợp với các phòng, bộ phận trong Công ty thực hiện nhiệm vụ có liên quan;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty.
2. Phòng Tài chính - Kế toán
a) Bộ phận Tài chính - Kế toán
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
- Kiểm tra, theo dõi các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; tổ chức ghi chép vào sổ kế toán việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản, nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả và an toàn sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh.
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty.
- Tổ chức soạn thảo và đề xuất ban hành các quy chế quản lý tài chính, quản lý chi tiêu nội bộ;
- Xây dựng các quy trình, biểu mẫu chuyên môn nghiệp vụ, quy trình hạch toán kế toán...;
- Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế, báo cáo quản trị theo quy định của pháp luật, và yêu cầu của lãnh đạo Công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty.
b) Bộ phận thu hồi nợ
- Quản lý, theo dõi các khoản nợ đến hạn, quá hạn bao gồm:
+ Khoản nợ CQSD đất đến hạn khách hàng chưa thanh toán, các khoản nợ quá hạn;
+ Các khoản phải thu từ các Chủ đầu tư có sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác;
+ Các khoản nợ tồn đọng khác
- Xử lý, thu hồi nợ quá hạn, nợ khác.
- Phối hợp với Ban xử lý tồn đọng, Tổ pháp chế trong công tác xử lý nợ tồn đọng, tranh chấp kinh tế, tham gia các vụ kiện tại tòa (nếu có).
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty.
3. Phòng Tư vấn – Kỹ thuật nghiệp vụ
- Cung cấp các thông tin về văn bản quy phạm pháp luật, về cơ chế, chính sách đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật;
- Lập, trình duyệt các dự án đầu tư và xây dựng, gồm: Báo cáo đầu tư xây dựng công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình, báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình…;
- Khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng, tổ chức lập hồ sơ đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đấu giá các dự án đầu tư phát triển đô thị và dự án khác theo quy định của pháp luật;
- Đề xuất và bảo vệ các phương án thiết kế trước Chủ nhiệm đồ án và Ban Giám đốc;
- Sử dụng máy móc, trang thiết bị và những phương tiện khác của Công ty để thực hiện những công việc thuộc kế hoạch sản xuất hoặc công tác khác do Công ty giao tại mọi thời điểm và bảo đảm kế hoạch sản xuất;
- Chịu trách nhiệm quản lý về thời gian, chất lượng các sản phẩm của phòng trước Giám đốc và khách hàng;
- Kiểm tra, giám sát và báo cáo tiến độ thi công công trình của Công ty, quản lý chi phí xây dựng, tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng và các hoạt động dịch vụ tư vấn đầu tư và xây dựng khác;
- Tham mưu chính cho Ban Giám đốc về mặt kỹ thuật trong công tác xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, sản xuất cấu kiện lắp ghép; đề xuất các biện pháp cần thiết để giám sát, kiểm tra chất lượng công trình.
- Liên hệ tìm thêm nguồn công việc, báo cáo với Ban Giám đốc và những phòng liên quan để đưa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty.
4. Phòng Quản lý dự án – Kinh doanh
a) Bộ phận Quản lý dự án:
- Làm đầu mối tổ chức các hoạt động liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư của Công ty; thực hiện chức năng quản lý dự án đối với các dự án của Công ty làm chủ đầu tư.
- Tổ chức khai thác, quản lý và phát triển các nguồn lực về đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc trên các dự án đầu tư của Công ty mang lại hiệu quả kinh tế.
- Tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả thực hiện các dự án, phân tích hiệu quả kinh tế các công trình, các dự án đầu tư.
- Chủ trì thương thảo các Hợp đồng thi công các công trình hạ tầng, trình Giám đốc Công ty ký kết. Quản lý theo dõi việc thực hiện các hợp đồng đã được Giám đốc ký với nhà thầu.
- Tổ chức giám sát thi công các dự án đầu tư khi triển khai thực hiện, đảm bảo các dự án thi công đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng cả về kỹ, mỹ thuật và tiết kiệm chi phí; tuân thủ đúng các quy định nội bộ của Công ty và quy định hiện hành của Nhà nước.
- Phối hợp với các phòng chức năng của Công ty để tổ chức nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu khối lượng, lập hồ sơ quyết toán các hạng mục công trình, các dự án đầu tư khi hoàn thành.
- Đề xuất với lãnh đạo Công ty về các biện pháp quản lý dự án nhằm tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty.
b) Bộ phận kinh doanh:
- Lập kế hoạch kinh doanh các sản phẩm của Công ty khi đã đủ điều kiện kinh doanh;
- Thực hiện công tác tiếp thị phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị, thường xuyên cập nhật giá bất động sản trên thị trường để tham mưu cho Ban Giám đốc điều chỉnh kịp thời;
- Nghiên cứu các chính sách về kinh doanh Bất động sản của nhà nước ban hành để tham mưu cho Ban Giám đốc điều hành công tác kinh doanh đúng quy định của Pháp luật;
- Thực hiện việc điều chỉnh giá chuyển quyền sử dụng các bất động sản khi có biến động về chi phí đầu tư và các chính sách thuế liên quan;
- Lập Hợp đồng CQSD Nhà – Đất, tư vấn cho khách hàng những thông tin về thị trường Nhà đất và các dự án đầu tư của Công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty.
5. Ban xử lý tồn đọng
Thực hiện nhiệm vụ từng công việc cụ thể theo phân công của Hội đồng quản trị; Tổng giám đốc , kết hợp với các phòng chuyên môn nghiệp vụ đề xuất xử lý những đề tồn đọng của công ty.
6. Đội thi công
Ban Giám đốc Công ty ký kết Hợp đồng hợp tác thi công với các đơn vị hoặc cá nhân, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, phù hợp với yêu cầu công việc của Công ty và đúng theo quy định của pháp luật.
|